Cởi áo ăn mừng là cách thể hiện cảm xúc mà bất cứ cầu thủ nào cũng ưa thích sau khi ghi bàn, khán giả cũng cảm thấy phấn khích với cách ăn mừng này.
Messi và cú poker siêu đẳng vào lưới Arsenal
Sau khi ghi bàn, các chân sút luôn có cảm xúc dâng trào và việc cởi phăng chiếc áo đấu khiến cho những cảm xúc ấy được thể hiện mạnh mẽ nhất có thể. Các CĐV khi chứng kiến màn ăn mừng kinh điển này cùng tiếng la hét của người vừa lập công cũng cảm thấy cực kỳ hưng phấn. Thế nhưng tại sao FIFA lại đưa ra điều luật khiến cho cả cầu thủ lẫn người xem 'tụt' cảm xúc như vậy?
Ngày 22 tháng Sáu năm 2004, FIFA đã ra thông báo về 'Điều luật 12' liên quan đến các lỗi và hành vi sai trái trong bóng đá, trong đó nêu rõ: "Một cầu thủ cởi áo sau khi ghi bàn sẽ bị cảnh cáo vì hành vi phi thể thao." Và để tránh mọi sự mơ hồ và tạo điều kiện cho việc giải thích và áp dụng đúng Luật, một người chơi sẽ được coi là đã cởi áo của mình khi áo đấu bị kéo quá đầu, vì vậy các cầu thủ phải hết sức lưu ý về vấn đề này.
Lý do điều luật này được đưa ra là bởi nhiều cầu thủ đã lợi dụng việc cởi áo để truyền đi những thông điệp phi thể thao được ghi trên chiếc áo họ mặc bên trong. Những thông điệp này có thể là về tôn giáo, chính trị hoặc quảng cáo cho một nhãn hàng nào đó. Ngoài ra, việc cởi trần được coi là không phù hợp về văn hóa ở một số quốc gia.
Robbie Fowler khi còn thi đấu cho Liverpool năm 1997 đã bị phạt nặng khi vạch áo để lộ thông điệp nói về cuộc đình công ở Anh. Kể từ đó FIFA đã quan tâm đến vấn đề này. Ngoài ra, việc để lộ nhãn hiệu trên quần cũng từng bị phạt, đó là trường hợp Nicklas Bendtner mất 80,000 bảng khi 'quảng cáo' cho hãng đồ lót Calvin Klein tại EURO 2012.
>>> Những chuyện lạ và hài ở World Cup 1998: 'Dạy khôn' trọng tài, nghe lén